SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2008/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
CHÍNH PHỦ Số: 121/2011/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2011 |
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2008/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
-------------------------
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 2 như sau:
“2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế.
Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy định tại khoản này”.
2. Bổ sung thêm khoản 3 vào Điều 2 như sau:
“3. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng:
a) Hàng hóa, dịch vụ do đối tượng nộp thuế tại Việt Nam cung cấp ở ngoài Việt Nam, trừ hoạt động vận tải quốc tế mà chặng vận chuyển quốc tế có điểm đi và đến ở nước ngoài.
Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở nước ngoài nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa 02 (hai) doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì dịch vụ này phải chịu thuế giá trị gia tăng đối với phần giá trị hợp đồng thực hiện tại Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu.
b) Các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
c) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam như: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.
d) Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng thì không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng khi bán tài sản, kể cả trường hợp bán tài sản đang sử dụng để đảm bảo tiền vay tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 như sau:
“1. Đối với các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau:
“3. Bảo hiểm theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm: bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm người học và các dịch vụ bảo hiểm liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; tái bảo hiểm.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 3 như sau:
“4. Một số dịch vụ quy định tại khoản 8 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
- Cho vay;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
- Bảo lãnh;
- Cho thuê tài chính;
- Phát hành thẻ tín dụng;
- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế;
- Các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản sử dụng để đảm bảo tiền vay của người nộp thuế giá trị gia tăng hoặc đã được chuyển quyền sở hữu sang bên cho vay khi bán phải chịu thuế giá trị gia tăng, trừ trường hợp là hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng.
b) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý công ty đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, dịch vụ tổ chức thị trường của các sở hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, dịch vụ liên quan đến chứng khoán đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán và các dịch vụ khác theo quy định của Bộ Tài chính.
c) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật.
d) Bán nợ.
đ) Kinh doanh ngoại tệ”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 12 Điều 3 như sau:
“12. Tài nguyên, khoáng sản chưa qua chế biến quy định tại khoản 23 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng là những tài nguyên, khoáng sản chưa được chế biến thành sản phẩm khác.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể việc xác định tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa được chế biến thành sản phẩm khác quy định tại khoản này.”
7. Bổ sung thêm khoản 13 vào Điều 3 như sau:
“13. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể dịch vụ phục vụ công cộng không thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại khoản này.”
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 như sau:
“1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này giá tính thuế là giá thanh toán ghi trong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng.”
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:
“2. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng. Riêng biếu, tặng giấy mời (không thu tiền) xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thì người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật thì giá tính thuế được xác định bằng không (0).
Hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ quy định tại khoản này là hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng, không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh.”
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau:
“3. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế giá trị gia tăng là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng.
a) Giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng bao gồm tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước (không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm) và chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất trúng đấu giá;
- Trường hợp thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước (không bao gồm tiền thuê đất được miễn, giảm) và chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng (nếu có); cơ sở kinh doanh không được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của cơ sở hạ tầng đã tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế giá trị gia tăng. Trường hợp không xác định được giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm ký hợp đồng nhận chuyển nhượng.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh bất động sản thực hiện theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) đổi công trình lấy đất thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá tại thời điểm ký hợp đồng BT theo quy định của pháp luật.
b) Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê giá tính thuế giá trị gia tăng là số tiền thu được theo tiến độ thực hiện dự án được tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng.”
11. Bổ sung thêm khoản 7 vào Điều 4 như sau:
“7. Giá tính thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ vừa thực hiện tại Việt Nam vừa thực hiện ở nước ngoài là phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam quy định trong hợp đồng cung cấp dịch vụ. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.”
12. Sửa đổi, bổ sung các điểm a, b, c và điểm d khoản 1 Điều 6 như sau:
“a) Đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, bán vào khu phi thuế quan và các trường hợp khác được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
b) Đối với dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan
Tổ chức ở nước ngoài là tổ chức không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam.
Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ.
Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài chính quy định cụ thể các dịch vụ cung ứng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài không được áp dụng mức thuế suất 0%.
c) Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu quy định tại điểm a, b khoản này được áp dụng mức thuế suất 0% phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng, trừ một số dịch vụ cung ứng cho hoạt động vận tải quốc tế được coi là xuất khẩu và được áp dụng mức thuế suất 0% theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.
d) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa”.
13. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 8 như sau:
“a) Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ đó trừ (-) giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phụ phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế giá trị gia tăng dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng tương ứng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau.”
14. Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 2 Điều 8 như sau:
“b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển và khai thác mỏ dầu, khí đốt, bên Việt Nam chịu trách nhiệm khấu trừ và nộp thay theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký, khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì số thuế đã nộp theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định được trừ vào số thuế phải nộp.
c) Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý
Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, vừa có hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì áp dụng tính thuế đối với các hoạt động này theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng.”
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng.
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
a) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất.
b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định: tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trường học; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
Tài sản cố định là ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ôtô sử dụng cho kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.
c) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng thì không được khấu trừ, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản này.
d) Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại quy định tại khoản 19 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ;
đ) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí được khấu trừ toàn bộ;
e) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót, trừ các trường hợp sai sót về số thuế giá trị gia tăng đã nộp khâu nhập khẩu, số thuế giá trị gia tăng đầu vào đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động được khấu trừ và kê khai bổ sung theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
g) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không tính thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này được khấu trừ toàn bộ;
h) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định;
i) Bộ Tài chính quy định cụ thể một số trường hợp cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền.
2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
a) Có hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hóa ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.
Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ.
Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng; trường hợp sau khi bù trừ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng, nhưng mua nhiều lần trong cùng ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
c) Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu hoặc ủy thác gia công hàng hóa xuất khẩu, hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;
- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; đối với hàng hóa xuất khẩu phải có tờ khai hải quan.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán dưới hình thức bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước thì cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng.
Các trường hợp: bên mua nước ngoài mất khả năng thanh toán do lâm vào tình trạng phá sản; hàng hóa xuất khẩu không đảm bảo chất lượng phải tiêu hủy ngay tại cửa khẩu nước nhập và hàng hóa xuất khẩu bị tổn thất do nguyên nhân khách quan trong quá trình vận chuyển ngoài biên giới Việt Nam, phải có chứng từ, giấy tờ xác nhận của bên thứ ba thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng. Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn hồ sơ, chứng từ thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với các trường hợp này.”
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 10 như sau:
“3. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ sở sản xuất mới thành lập tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, nếu có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế riêng đối với trường hợp này.”
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2012.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
download 121-2011-NĐ-CP
Varied medicines approachable online to why to waste season and effort going to drugstore if you can at an easy rate purchase drugs sit at home. Today, pharmacy is the ideal technique to order some drugs for various needs. What medicine does treat erectile dysfunction? Below are twelve defense tips about "Cialis daily 2.5mg". Of course there are also other vital questions. Sometimes, when people talk about the question, they think "Cialis daily 5mg". Of all the things in the field of public soundness that pique our attention most, it's erectile disfunction, especially "Cheap Canada drugs Cialis Online>". Certain common medicaments can mean screwing with your erection. Stop using this remedy and get emergency help if you have sudden vision loss.